Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 2

    Hôm nay: 14

    Hôm qua: 141

    Tuần này: 527

    Tuần trước: 986

    Tháng này: 3.668

    Tháng trước: 2.524

    Tất cả: 1.327.164

    Chuyển Phôi Thất Bại: Nguyên nhân và cách khắc phục (TỐT NHẤT)

    Cập nhật: 12/02/2020 04:03 - Lượt xem: 43117

    Thụ tinh trong ống nghiệm chỉ giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tăng cơ hội có con chứ không chắc chắn hoàn toàn sẽ thành công. Tỉ lệ này dao động trong khoảng 35 - 48%. Do đó có rất nhiều trường hợp thất bại dù thử nhiều lần. Vậy nguyên nhân khiến chuyển phôi thất bại là do đâu? Và các chị em nên làm gì để khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng nhà thuốc thảo dược An Bình tìm hiểu qua bài viết sau nhé!




    Chuyển Phôi Thất Bại: Nguyên nhân và cách khắc phục (TỐT NHẤT)

    Dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì?


    Chuyển phôi là giai đoạn đưa phôi thai đã được thụ tinh trong phòng Labo vào tử cung của người mẹ. Từ 1 - 5 ngày, phôi thai sẽ di chuyển và làm tổ bằng cách bám vào nội mạc tử cung. Nếu quá trình chuyển phôi thành công thì đến ngày thứ 14 sau khi làm xét nghiệm, chỉ số HCG sẽ vượt quá 25 mIU/ml, bạn đã có thai. 

    Tuy nhiên có nhiều trường hợp các chị em chuyển đến 3 phôi trữ mà vẫn bị thất bại.

    Những dấu hiệu chuyển phôi thất bại dễ thấy nhất là chảy nhiều máu vào ngay ngày thứ 2 - 3 sau chuyển phôi. Nhiều bà mẹ thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai sớm (xuất hiện những giọt máu hồng ở quần lót) do đó không chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân.


    Dấu hiệu chuyển phôi thất bại


    Máu nhiều báo hiệu việc phôi thai không bám vào thành nội mạc tử cung (có thể là không phù hợp để bám) nên nhanh chóng bị tuột ra, tạo thành những cục máu nhỏ đỏ thẫm hoặc máu loãng (là phôi thai). 

    Cũng có một số bà mẹ có phôi tương thích với nội mạc tử cung, nhưng do chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng không hợp lý khiến lớp nội mạc tử cung không đủ dày, môi trường không tốt thì đến khoảng ngày thứ 10, phôi sẽ bị đẩy ra khiến mẹ bầu bị chảy nhiều máu hơn.

    Ngoài ra, từ ngày thứ 7 - 10, mẹ đã có thể mua que thử thai về thử với nước tiểu. Nếu như đã đảm bảo tiến hành đúng quy trình nhưng que thử vẫn chỉ báo 1 vạch, chứng tỏ bạn đã bị chuyển phôi không thành công.  



    Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?


    Theo các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về IVF, việc chuyển phôi thất bại có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó quan trọng hơn cả là: độ tuổi, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng, chất lượng phôi, chế độ dinh dưỡng…

    Độ tuổi

    Độ tuổi quyết định rất nhiều đến sự thành bài của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuổi càng cao thì chất lượng trứng sẽ càng suy giảm. Theo thống kê thì phụ nữ trên 40 tuổi chỉ có 10% tỉ lệ chuyển phôi thành công, trong khi phụ nữ dưới 35 tuổi đạt khoảng 35%. 

    Yếu tố tuổi cao tỉ lệ thuận với khả năng chuyển phôi thất bại - Thảo Dược An Bình

    Theo thống kê trên thế giới: "Phụ nữ trên 40% khi thực hiện chuyển phôi thì tỉ lệ thành công chỉ dưới 10%"

    Chất lượng trứng

    Khi phân tích nguyên nhân chuyển phôi thất bại, nhiều kết quả cho ra nguyên nhân bắt nguồn từ chất lượng trứng. Trứng cung cấp phần lớn những cấu thành cần thiết cho quá trình thụ tinh và chuyển phôi. Chất lượng trứng sẽ suy giảm theo độ tuổi. Do đó, nếu trứng không đạt yêu cầu, độ tuổi lại cao thì chuyển phôi thất bại là điều tất yếu.

    Nguyên nhân chuyển phôi thất bại: Chất lượng trứng

    Chất lượng tinh trùng

    Rất có khả năng trong tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể (NST) dị thường mà tinh dịch đồ không phát hiện ra. Điều này có thể là do cơ thể nam giới đã tiếp xúc với hóa chất hay lạm dụng quá nhiều chất kích thích, đặc biệt là gần sát thời điểm lấy tinh trùng.
    Nguyên nhận chuyển phôi thất bại: Chất lượng tinh trùng kém - Thảo Dược An Bình

    Chất lượng phôi

    Mặc dù trứng và tinh trùng đủ tiêu chuẩn để sử dụng phục vụ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm ở phòng Labo nhưng nếu khi phôi được đưa vào cơ thể mẹ mà ngừng phát triển (ngừng phân chia tế bào) sau 3 - 6 ngày thì chuyển phôi vẫn bị thất bại.


    >>> Các mẹ nên đọc bài viết này: Có nên tiến hành chuyển phôi loại 2, loại 3? [BÁC SỸ TƯ VẤN]

    Nguyên nhân chuyển phôi thất bại: Chất lượng phôi sử dụng - Thảo Dược An Bình

    Chất lượng phôi ảnh hưởng rất nhiều tới tỉ lệ thành công của quá trình chuyển phôi

    Nguyên nhân xuất phát từ nội mạc tử cung

    Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Southampton ở Anh đã sinh thiết niêm mạc tử cung của 43 phụ nữ thực hiện chuyển từ 3 - 10 phôi chất lượng tốt nhất vào tử cung nhưng thất bại và 72 phụ nữ sinh con thành công nhờ phương pháp IVF. Kết quả, các nhà nghiên cứu tìm thấy 1 cấu hình gen bất thường ở niêm mạc tử cung của 80% phụ nữ bị thất bại. Trong khi gen bất thường này lại không hề có ở những phụ nữ đã thành công khi chuyển phôi. 


    Nghiên cứu này chỉ ra rằng rất có thể, nội mạc tử cung chính là 1 trong số các nguyên nhân dẫn đến thất bại.


    Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Trong khi mọi thứ đều rất tốt nhưng chế độ ăn uống nghỉ ngơi trước và sau chuyển phôi không hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng đến phôi khiến nhiều cặp vợ chồng bị thất bại.

    Trước và sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ thường rất yếu, cộng thêm những tâm lý hoang mang, hồi hộp khiến cho thành tử cung không đủ dày, phôi không thể bám vào làm tổ. Hoặc cũng có thể làm tử cung co bóp, ảnh hưởng đến sự di chuyển của phôi. 

    Sau chuyển phôi thất bại bao lâu thì có kinh trở lại?


    Trong quá trình thực hiện chuyển phôi, các bác sỹ thường sẽ tiêm cho mẹ thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường của mẹ. Chính vì điều đó nếu mẹ bầu bị thất bại trong việc chuyển phôi thì cần mất khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng để chu kỳ kinh nghiệm cũng như phần nội mạc tử cung của mẹ trở lại chu kỳ bình thường.

    Bao lâu thì có kinh lại sau khi chuyển phôi thất bại - Thảo Dược An Bình
    Thời gian tối thiểu để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường là khoảng 2 tháng


    Sau thời gian này mẹ cũng mới có thể tiến hành chuẩn bị cho những lần chuyển phôi tiếp theo được.


    >>> Mẹ bầu có thể tham khảo chi tiết bài viết Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu hả bác sỹ?

    Chị em nên làm gì để hạn chế tình trạng chuyển phôi thất bại?

    Tuy tìm ra nguyên nhân nhưng độ tuổi, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng… nhưng để khắc phục các vấn đề trên là điều vô cùng khó khăn. Cách duy nhất có hiệu quả lúc này chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng trước và sau khi chuyển phôi để tăng tỉ lệ thành công lên mức cao nhất.


    Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

    Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi thành công, các dược sĩ Mai Hoa của nhà thuốc thảo dược An Bình khuyên các mẹ nên dành từ 30 - 60 phút tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Vừa để tạo tâm lý thoải mái vừa giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, sốt, ho…


    Tăng cường tập Yoga để nâng cao sức khỏe giúp giảm tỉ lệ chuyển phôi thất bại
    Các mẹ nên thường xuyên tập Yoga hoặc tập thể dục để nâng cao sức khỏe

    Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Trước và đặc biệt là sau khi chuyển phôi, chị em đều không được ăn những món khó tiêu sẽ dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Điều này khiến cho phôi thai bị tác động rất lớn. Nặng nhất là phôi không thể bám và nội mạc tử cung, hoặc bám nhưng chưa chắc chắn sẽ khiến phôi bị tuột ra ngoài.

    Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng… các chất kích thích như rượu bia, ma túy, cafe, thuốc lá… Những thành phần này khiến cơ thể phải mất rất nhiều thời gian để đào thải ra ngoài, làm cho tử cung bị co bóp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi.

    Sau chuyển phôi, không nên uống nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót dễ dẫn đến tuột phôi thai khi nó đang trong giai đoạn phân chia tế bào dẫn đến sảy thai.



    >>> Các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết này: Trước và sau khi chuyển phôi xong nên ăn gì giúp tăng (KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG) cao nhất?


    Uống củ gai tươi

    Sử dụng củ gai tươi. Ngoài ra, nhà thuốc An Bình còn khuyên bạn nên sử dụng củ gai - bài thuốc quý từ dân gian để khắc phục dứt điểm tình trạng chuyển phôi thất bại nhiều lần. 

    Củ gai có hình dáng hơi cong queo, dài từ 8 - 40cm, đường kính khoảng 2 - 4cm, màu nâu. Trong củ gai có chứa các thành phần hóa học: chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic giúp nội mạc tử cung dày lên, tạo môi trường thuận lợi cho phôi bám vào. Đồng thời khắc phục các tình trạng túi ối bị méo, chữa ra huyết, động thai, dọa sảy, bong màng nhau nuôi…

    Nên sử dụng nước củ gai tươi trước chuyển phôi 3 ngày và sau chuyển phôi 7 ngày liên tục với liệu lượng khoảng 1 lạng củ gai tươi rửa sạch, đun lên với 300 - 400ml nước, ngày uống 3 lần, sáng - trưa - tối.


    Uống củ gai tươi giúp hỗ trợ chuyển phôi thành công


    Lưu ý: Mẹ nào chưa biết gì về bài thuốc hỗ trợ chuyển phôi từ củ gai tươi này có thể truy cập bài viết "Củ gai tươi - bài thuốc dân gian hỗ trợ chuyển phôi hiệu quả" hoặc liên hệ hotline 037. 7392. 206để được tư vấn miễn phí.


    Ngoài ra trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cũng nên sử dụng củ gai tươi sắc nước hoặc nấu cùng với một số món như móng giò, thịt gà ác, thịt chim… để an thai hiệu quả. 

    Chuyển phôi thất bại là điều không một ông bố bà mẹ nào mong muốn khi họ đến với phương pháp IVF. Do đó với những chia sẻ trên đây từ nhà thuốc An Bình, hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để áp dụng cho những lần chuyển phôi sắp tới được thành công và mang đến tin vui cho cả gia đình nhé.