Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 2

    Hôm nay: 42

    Hôm qua: 119

    Tuần này: 670

    Tuần trước: 986

    Tháng này: 3.811

    Tháng trước: 2.524

    Tất cả: 1.327.307

    Sau chuyển phôi 10 - 20 ngày bị ra máu có nguy hiểm không bác sỹ?

    Cập nhật: 17/02/2019 04:05 - Lượt xem: 71712

    Sau chuyển phôi, sự di chuyển và làm tổ của phôi sẽ tác động đến niêm mạc tử cung khiến mẹ bị ra máu trong những ngày đầu. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nếu sau chuyển phôi 10 ngày bị ra máu và tình trạng này lặp lại ở những ngày tiếp theo sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hơn, mẹ bầu nên lập tức đến khám bác sĩ.



    Sau chuyển phôi 10 ngày bị ra máu có nguy hiểm không?

    Sau chuyển phôi bị ra máu có nguy hiểm không?


    Thường sau chuyển phôi từ 2 - 3 ngày, túi phôi (túi đựng các tế bào sẽ phát triển thành bào thai rồi tiến triển thành em bé) được đặt vào tử cung người mẹ sẽ di chuyển xung quanh để tìm vị trí thuận lợi và bám chặt và lớn lên. Sự di chuyển này khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, một vài giọt máu màu hồng nhạt sẽ chảy ra. Lượng máu này sẽ vô cùng ít các mẹ nhé!

    Tình trạng này thường kéo dài đến ngày thứ 7 hoặc thứ 8 thì kết thúc. Cho nên khi có dấu hiệu này, các chị em nên cảm thấy mừng vì xác suất thành công ở lần chuyển phôi này có thể đạt khoảng 80% hoặc cao hơn nữa.


    ...Nhưng sau chuyển phôi 10 - 20 ngày vẫn bị ra máu nhiều hơn?

    Như nhà thuốc An Bình đã chia sẻ, việc ra máu này thường chỉ kéo dài đến ngày thứ 8 sau khi phôi đã bám chặt vào  lớp niêm mạc thành tử cung và làm tổ. Nhưng đến ngày thứ 10 hoặc ngày thứ 20, 21 mà máu vẫn chảy, thậm chí chảy nhiều hơn bình thường thì rất có thể mẹ đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.


    Tại sao sau chuyển phôi 10 - 20 ngày mẹ bầu vẫn bị ra máu?

    Thai ngoài tử cung:


    Mặc dù ở ngày thứ 10, bạn vẫn chưa thể kết luận chính xác thai đang nằm trong hay ngoài tử cung (21 ngày sau chuyển phôi sẽ cho kết quả chính xác nhất) nhưng nếu thấy lượng máu ra nhiều, máu vón cục hoặc đỏ tươi, đỏ thẫm kèm theo các triệu chứng đau lưng, đau bụng, buồn nôn, đau đầu… bạn cần đi khám bác sĩ ngay.



    Sau chuyển phôi 10 ngày bị ra máu là do thai nằm ngoài tử cung

    Hình ảnh minh họa: Thai nằm ngoài tử cung


    Đây rất có thể là dấu hiệu túi thai di chuyển ra ngoài tử cung để làm tổ, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng. Lúc này nồng độ HCG thấp. Thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của mẹ nấu không được phát hiện sớm. Do đó, mẹ cần đi siêu âm và kiểm tra ngay vị trí của khối thai.

    Khả năng đa thai, thai yếu hơn tự ra:


    Loại bỏ khả năng phôi thai ngoài tử cung, nhưng khi túi phôi làm tổ ở lớp niêm mạc trong tử cung mà vẫn bị chảy máu nhiều, máu đỏ thẫm ở ngày thứ 10 và nhiều ngày sau đó, rất có thể là sự xuất hiện của đa thai và thai yếu hơn sẽ không phát triển nên bị đẩy ra ngoài.

    Dấu hiệu đa thai chỉ phát hiện rõ nhất ở ngày thứ 21 sau chuyển phôi, tuy nhiên lúc này bạn cũng nên đi siêu âm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để thai nhi còn lại được phát triển khỏe mạnh.

    Chuyển phôi thất bại


    Là kết quả không mong muốn nhưng rất có thể bạn đã bị thất bại ở lần chuyển phôi này. Do đó, túi phôi sẽ tự động bị tuột ra ngoài khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn mức bình thường cho đến khi hết. Một số trường hợp, túi thai bị tuột ngay ở ngày thư 2 - 3 sau chuyển phôi.


    >>> Mẹ bầu nên đọc bài viết này: Dấu hiệu chuyển phôi thất bại


    Nên xử lý như thế nào khi bị ra máu sau chuyển phôi?


    Theo thống kê, có khoảng hơn 20% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Đặc biệt đối với mẹ bầu sau chuyển phôi, việc xuất hiện những giọt máu hồng nhạt là điều đáng mừng.

    Trước tiên mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên hơn là việc dùng bỉm.

    Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Không làm việc nặng, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang để tránh động thai.

    Tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng ít nhất 21 ngày cho đến tháng để tử cung không bị co bóp, giúp phôi bám chắc vào thành tử cung, hình thành thai nhi và tim thai.


    Khi thấy máu nhiều hơn mức bình thường mẹ nên đến gặp bác sĩ để siêu âm, phòng tránh những trường hợp xấu xảy ra.


    Thực đơn cho mẹ để phòng tránh sau chuyển phôi 10 - 20 ngày bị ra máu


    Để phòng tránh những nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều sau 10 - 20 ngày chuyển phôi, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Bởi nó không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho túi thai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành - bại của quá trình chuyển phôi. 

    Mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng sau khi tiến hành chuyển phôi

    Sau khi chuyển phôi, mẹ bầu cần phải bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh giúp ngăn ngừa những vấn đề đáng tiếc xảy ra

    Sử dụng bơ, xà lách trộn và dầu oliu: 


    Theo các nhà nghiên cứu bác sĩ tại Trung tâm sinh sản của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), 147 người phụ nữ đang theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sau khi thực hiện đưa phôi vào tử cung, sử dụng có chứa nhiều chất béo không bão hòa như bơ, dầu oliu sẽ khả năng chuyển phôi thành công đã nhân gấp 3 lần.

    Ăn bơ sau chuyển phôi giúp tăng khả năng thành công lên 3 lần

    Bơ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa rất tốt cho bà bầu

    Nấu các loại cháo: 


    Cháo cá chép, cháo đậu đen, cháo hạt sen, cháo bí ngô, cháo gà ác hầm...để bổ sung các loại vitamin A, B, E, T, K, Axit Lutamic, Glycine, chất béo, Arginine rất tốt cho phôi thai phát triển khỏe mạnh và bám chắc vào niêm mạc tử cung.  Đồng thời ngăn ngừa tình trạng động thai, dọa sảy. 

    Bổ sung đạm:


    Sau chuyển phôi, cơ thể mẹ rất cần bổ sung đạm từ những thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua… Nên ăn đồ nấu chính, tránh ăn gỏi, ăn thực phẩm có nhiều tính hàn.

    Sử dụng củ gai tươi giúp phôi bám chặt vào niêm mạc tử cung:


    Củ gai tươi là bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến để an thai. Không chỉ vậy dược phẩm này có công dụng cực kì hiệu quả với trường hợp phụ nữ sau chuyển phôi. 

    Mẹ nên uống liên tục nước củ gai tươi 7 ngày sau chuyển phôi giúp lớp niêm mạc dày hơn, phôi thai khỏe mạnh và bám chắc vào tử cung người mẹ.

    Ngoài ra, củ gai tươi cũng có tác dụng cho bà bầu trong suốt thai kỳ: trị chảy ra âm đạo, sa dạ con, viêm tử cung, đái dắt, tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, động thai, tụ dịch màng nuôi...


    Uống củ gai tươi giúp tăng khả năng thụ thai thành công sau chuyển phôi

    Củ gai tươi được coi là thảo dược tuyệt với nhất hỗ trợ mẹ bầu chuyển phôi thành công


    Mẹ nào chưa biết gì về bài thuốc từ "củ gai tươi"có thể tìm hiểu tại bài viết này!

    Tuyệt đối không dùng:


    Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… Các loại nước ngọt có ga như coca, pepsi… Đồ ăn quá mặn, quá cay nóng. Những thực phẩm dọa sảy nguy hiểm số 1: rau má, rau ngót, quả đu đủ, nước dừa tươi…


    Mẹ bầu sau chuyển phôi tuyệt đối không sử dụng chất kích thích

    Hình ảnh minh họa: Một vài loại chất kích thích mẹ cần tuyệt đối tránh sử dụng


    Con cái là điều kì diệu của bố mẹ, đặc biệt là với cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn sử dụng phương pháp IVF. Do đó trước và sau khi chuyển phôi, mẹ nên có chế độ chăm sóc tốt nhất để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Mẹ bầu có thể đọc thêm bài viết chuyên sâu "Chuyển Phôi - Chuẩn Bị Những Gì Để Có Thành Công Cao Nhất?" do các bác sỹ tại nhà thuốc An Bình biên tập - Đừng bỏ lỡ!!!


    Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến các mẹ vấn đề "sau chuyển phôi 10 ngày bị ra máu" rồi. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay muốn được tư vấn trực tiếp về các dấu hiệu sau chuyển phôi 10 ngày và bài thuốc dân gian ngăn ngừa hiệu quả từ củ gai tươi, các chị em hãy liên hệ ngay với nhà thuốc An Bình qua hotline 0377.392.206. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu.