Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 1

    Hôm nay: 137

    Hôm qua: 121

    Tuần này: 256

    Tuần trước: 984

    Tháng này: 3.397

    Tháng trước: 2.522

    Tất cả: 1.326.893

    [CHIA SẺ]: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu tốt nhất (MẸ CẦN BIẾT)

    Cập nhật: 07/11/2018 09:27 - Lượt xem: 27810

    Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là vấn đề mà nhiều bà mẹ quan tâm vì đây là giai đoạn đầu tiên trong thai kỳ, cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, nguy cơ sảy thai là rất cao. Vậy làm thế nào để giữ thai được an toàn nhất trong 3 tháng đầu? Cùng lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia của thảo dược An Bình nhé!

    Bí quyết giữ thai cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

    Làm thế nào để giữ thai trong 3 tháng đầu?


    Khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn mà các mẹ thường rất mệt mỏi và khó chị vì cơ thể phải thích nghi dần với việc mang thai, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai lần đầu. Giai đoạn 3 tháng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên các mẹ phải hết sức thận trọng.

    Ốm nghén, mệt mỏi, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi và thay đổi tâm trạng là điều rất bình thường trong giai đoạn 3 tháng đầu, các mẹ không nên quá lo lắng, chuẩn bị sãn tâm lý để đối phó, cách tốt nhất là hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt đế đón nhận những biểu hiện này nhé. 


    Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thường bị ốm nghén rất mệt mỏi

    Hình ảnh minh họa: Mẹ bầu bị ốm nghén - nôn khan


    Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý đi khám thường xuyên, nhất là những thời điểm quan trọng dưới đây:

    – Thai 6 tuần: tim thai thấy được qua siêu âm ở tuần thứ 6 thai kỳ, siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của thai kì.

    - Khoảng giữa tuần thứ 10-14: Đây là thời điểm rất quan trọng. lấy mẫu lông nhung màng đệm để xét nghiệm nguy cơ dị tật bẩm sinh, các dị dạng về tim, chi, thoát cơ vĩ hành, Down... của thai nhi nếu có để cha mẹ sớm có phương án tốt nhất.

    Đặc biệt mẹ cần theo dõi cơ thể thường xuyên, bất cứ lúc nào trong thai kỳ, mỗi dấu hiệu bất thường sẽ cảnh báo những hậu quả không lường được ở bé. Đối với các mẹ mang thai bị thiếu máu, bị cao huyết áp, mang bầu đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non hay bất thường về nước ối...

    Thường trong khi mang thai, phụ nữ sẽ phải hạn chế sử dụng thuốc tay bởi rất có thể một số thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hường đến bé. Tuy nhiên nhiều trường hợp cần dùng thì chị em cũng nên chú ý trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo thai nhi an toàn tuyệt đối, phát triển khỏe mạnh.


    Một số vấn đề cần lưu ý khác như:


    - Uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo cơ thể thoải mái, giảm các triệu chứng khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.

    - Tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên mỗi ngày, đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn luôn thoải mái.

    - Tránh các tư thế ngồi ảnh hưởng tới lưng và bụng, đi lại nhẹ nhàng và không nên làm việc nặng

    - Không sử dụng nước quá lạnh hay quá nóng khi tắm rửa

    - Tránh các việc có tác động trực tiếp lên cơ thể như xông hơi, nhuộm tóc, hấp tóc, sơn móng tay...

    - Tránh xa khói thuốc và không khí ô nhiễm, nên đeo khẩu trang thường xuyên


    Tránh một số thực phẩm không tốt với thai nhi như:


    - Gan có chứa retinol và có khả năng dẫn đến sẩy thai

    - Thực phẩm gây co thắt tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau chùm ngây, ngải cứu hay cam thảo...

    - Hải sản thường có chứa một lượng lớn thủy ngân, có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

    - Sử dụng đồ uống có cồn có nguy cơ dẫn đến các khuyết tật thần kinh ở thai nhi 3 tháng tuổi.

    - Tránh các thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, đồ dầu mỡ, đồ ngọt...


    Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu


    Chị em nên thường xuyên chú ý tình trạng cơ thể để phát hiện những dấu hiệu bất thường như:

    - Chảy máu âm đạo: dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.

    - Buồn nôn, nôn ói quá nhiều: thiếu chất, dấu hiệu của dọa sảy thai- Sốt cao: mẹ bầu sốt cao hơn 38 độ C đi kèm phát ban, đau khớp có thể gây bệnh điếc bẩm sinh cho trẻ.

    - Dịch nhờn ở âm đạo: nhiễm trùng vùng kín gây hại trực tiếp đến thai nhi.

    - Đau buốt khi đi tiểu: viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến thai chết lưu.

    - Đau bụng dưới dữ dội, chuột rút: triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.

    - Đau đầu dữ dội: nhiều nguyên nhân.

    Khi có các dấu hiệu trên các mệ nên đến bệnh viên ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời!


    Ăn gì để an thai, giữ thai trong 3 tháng đầu


    1. Thực phẩm giàu axít folic


    Khoai tây, bông cải xanh, măng tây, đậu, các loại rau lá xanh…là những thực phẩm giàu Axít folic. Đây là loại vitamin thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh. Thai nhi có nguy cơ sinh non hoặc mắc các khuyết tật ống thần kinh nếu thiếu Axit Folic. 

    Nhóm thực phẩm giàu axit follic

    Hình ảnh minh họa: Nhóm thực phẩm giàu axit follic dành cho bà bầu

    2. Vitamin B6


    Vitamin B6 sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Vitamin B6 có thể bổ sung trực tiếp ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối...

    Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6

    Hình ảnh nhóm thực phẩm giàu Vitamin B6

    3. Thực phẩm chứa sắt


    Nếu không hấp thụ đủ chất sắt để tạo máu, các mẹ sẽ rất mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu, nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu thai kỳ. Các mẹ nên ăn đầy đủ các thực phẩm chứa sắt như là thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch, các loại đậu…

    Nhóm thực phẩm giàu chất sắt dành cho bà bầu

    Hình ảnh minh họa: Nhóm thực phẩm giàu sắt dành cho bà bầu

    4. Sữa và sản phẩm từ sữa


    Sữa là nguồn cung đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo tốt cho mẹ bầu. Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi các mẹ mang thai 3 tháng đầu. Các mẹ nên sử dụng các sản phẩm đã được tiệt trùng nhé.

    Sữa rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

    Hình ảnh minh họa: Việc mẹ bầu uống sữa trong quá trình mang thai sẽ giúp cung cấp canxi và chất béo cho cả mẹ và bé

    5. Thực phẩm giàu Protein


    Protein tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ, đồng thời cũng đảm bảo thai nhi phát triển an toàn mạnh khỏe, tránh những biến chứng bất thường ở thai. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc, đậu nành, lúa mạch, lúa mì và các chế phẩm từ sữa.

    Nhóm thực phẩm giàu protein dành cho bà bầu

    Hình ảnh nhóm thực phẩm giàu protein

    6. Trái cây

    Trái cây chứa nhiều loại vitamin thiết yếu, chất chống oxy hóa, chất xơ rất tốt cho sức khỏe đồng thời giảm các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

    Trái cây tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

    Hình ảnh minh họa: Một số loại trái cây bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ

    7. Củ gai

    Củ gai chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic..rất tốt cho thai nhi. Chính vì vậy việc sử dụng củ gai sắc lên lấy nước để uống hoặc ăn kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp cho thai bám chắc vào thành tử cung giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. 

    >>> Để tìm hiểu thêm về thảo dược củ gai các mẹ có thể đọc tại bài viết này!


    Uống củ gai tươi giúp giữ thai hiệu quả trong 3 tháng đầu của thai kỳ

    Hình ảnh bát nước củ gai


    >>> Ngoài ra, mẹ bầu nên tham khảo bài viết này của chúng tôi: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu (CHUẨN DINH DƯỠNG)


    Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến mẹ cách giữ thai 3 tháng đầu tốt nhất dành cho mẹ bầu. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ lên Facebook, Zalo để lan tỏa thông tin hữu ích này đến nhiều người hơn.


    Chúc các mẹ mang thai an toàn!