Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 6

    Hôm nay: 188

    Hôm qua: 189

    Tuần này: 716

    Tuần trước: 974

    Tháng này: 2.018

    Tháng trước: 5.060

    Tất cả: 1.322.994

    Có nên tiến hành chuyển phôi loại 2, loại 3? [BÁC SỸ TƯ VẤN]

    Cập nhật: 17/02/2019 03:03 - Lượt xem: 56240

    Sau khi nuôi cấy trong phòng lab chắc hẳn bố mẹ nào cũng hi vọng phôi của mình đạt chất lượng tốt nhất để quá trình chuyển phôi thành công. Tuy nhiên có nhiều trường hợp phôi chỉ đạt loại 2, loại 3. Vậy có nên chuyển phôi loại 2, loại 3 không? Mẹ nên tiếp tục nuôi cấy hay loại bỏ? Cùng lắng nghe lời khuyên hữu ích của chuyên gia nhé. 

    Phôi loại 2, loại 3 là gì?


    Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp bên ngoài cơ thể. Sau khi trứng và tinh trùng được nuôi cấy trong phòng lad sẽ tạo thành phôi, phôi được chuyển vào tử cung khi tử cung của người mẹ cho phép.

    Trong suốt quá trình nuôi phôi, các bác sĩ sẽ liên tục quan sát quá trình phát triển của phôi nang sau đó tiến hành phân tích đánh giá và xếp loại phôi vào các nhóm. Phôi thai được chia làm 3 loại: loại 1, loại 2 và loại 3.

    Để đánh giá chất lượng phôi, phân loại được các phôi loại 2, loại 3,  các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả phân tích:

    ► Độ đồng đều về kích thước phôi: nếu các phôi có kích thước đông đều hoặc sự chênh lệnh không quá 20% thì được đánh giá là đạt, xếp vào phôi loại 1. Còn nếu mức độ chênh lệch về kích thước là từ trên 20 - 50%, sẽ được xếp vào phôi loại 2, loại 3. 


    ► Phôi phân mảnh bào tương: đây là những khối bào tương có màng bao, không nhân. Mức độ phân mảnh chia thành 3 cấp, nhẹ (≤ 10%), vừa (11-20) và nặng (> 20%). Nếu là phôi loại 2, khối báo tương này sẽ có kích thước < 45pl. Còn nếu là phôi loại 3 thì sẽ có kích thước <40pl.

    ► Nhân phôi: Những phôi đa nhân thường có tỉ lệ bất thường về NST cao hơn, được xếp vào phôi loại 3. Nếu chuyển phôi này vào tử cung thì sẽ giảm giảm khả năng làm tổ và tăng nguy cơ sảy thai tự phát. 

    Như vậy, phôi loại 1 là tốt nhất, tức khả năng thành công cao nhất. Phôi loại 2 là trung bình và loại 3 là kém, tỉ lệ thành công không cao hoặc  không thành công tùy nhiều trường hợp cụ thể.

    Do đó sau khi cấy ghép phôi, dựa vào kết quả đánh giá, phân tích, phân loại, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép phôi loại 1 trong lần đầu. Nếu như chuyển phôi lần đầu thất bại, bác sĩ mới tư vấn và sử dụng phôi thai loại 2, 3. Các phôi còn lại sẽ được bảo quản đông lạnh sử dụng cho các lần tiếp theo.

    Nuôi cấy phôi

    Phôi loại 2, loại 3 nên giữ lại hay bỏ đi?


    Tuy nhiên đó là trong trường hợp mẹ có phôi loại 1. Còn đối với nhưng cặp vợ chồng có chất lượng phôi trung bình và phối kém co phải dã hết hy vọng?


    ThS .BS Lê Thị Phương Lan trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec: Dù là phôi xấu nhưng số lượng phôi nhiều thì vẫn nên nuôi tiếp tới 5 ngày thay vì bỏ đi. Đối với các trường hợp này bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho người mẹ chuyển phôi sớm từ 1 đến 3 ngày  thay vì đợi đến 5 ngày với hi vọng cơ thể người mẹ sẽ tốt cho phôi hơn môi trường bên ngoài. Mặt khác, cơ chế " tự sửa chữa" , có nhiều phôi từ xấu trong những ngày đầu  có xu hướng tốt lên và tới 5 ngày hoàn toàn có thể  chuyển vào cơ thể mẹ bình thường.

    Để nuôi phôi tới ngày 5, phôi đã trải qua quá trình sàng lọc rất khắt khe nên các phôi sống tới ngày 5 thì khả năng sống tiếp rất cao. Tỷ lệ có thai lâm sàng khi chuyển phôi ngày 5 cao hơn ngày 3 là minh chứng rõ ràng nhất.  Sức sống của phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố  và thay đổi qua từng giờ nên bố mẹ hãy kiên trì và đừng vội mất hi vọng nhé!


    Làm sao để tăng tỉ lệ thành công khi chuyển phôi loại 2, loại 3?


    Sở dĩ phôi thai bị xếp vào loại 2, loại 3 - phát triển ở mức độ trung bình một phần là do độ tuổi, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng. Chính vì vậy, nếu như có ý định, các cặp vợ chồng nên tiến hành sớm hơn để mang lại hiệu quả tối đa.
    Các cặp vợ chồng nên tiến hành chuyển phôi khi trẻ để đảm bảo chất lượng

    Hình ảnh minh họa: Tuổi tác ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng phôi, do vậy hãy thực hiện IVF càng sớm càng tốt


    Ngoài ra một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phôi đó là chế độ dinh dưỡng.  Khi cơ thể không được cung cấp đủ nguồn dinh dương cần thiết cho trứng - tinh trùng thì tất yếu chất lượng phôi sẽ bị giảm dần. Do đó, thay vì để phải chuyển phôi loại 2, loại 3 thì ngay từ đầu các cặp vợ chồng cần có phương án chăm sóc sức khỏe, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.


    Bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho cơ thể

    Các cặp vợ chồng cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể


    Còn khi đã tiến hành nuôi cấy và phôi chỉ đạt ở mức 2, mức 3 thì chị em cũng đừng buồn, hãy thử áp dụng phương pháp sau được gợi ý từ các chuyên gia của nhà thuốc thảo dược An Bình để cải thiện tình hình nhé.


    Nước sắc từ củ gai tươi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả mà các chị em đang truyền tai nhau gần đây. Củ gai tươi đã được các ông cha ta sử dụng hơn ngàn  năm nay như một vị thuốc dưỡng thai. Không chỉ vậy củ gai còn được ứng dụng để hỗ trợ chuyển phôi thành công.


    >>> Có thể mẹ bầu quan tâm: Nước củ gai có vị gì?



    Nước củ gai hỗ trợ chuyển phôi thành công

    Hình ảnh minh họa: Bát nước củ gai


    Tuy chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào được công bố, nhưng trên thực tế nó đã góp phần hỗ trợ, làm tăng khả năng chuyển phôi thành công cho hàng trăm cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh do bẩm sinh, viêm nhiễm tử cung, vòi trứng, thấp dạ hoặc do nạo hút thai nhiều ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.


    Để tăng khả năng thụ thai thành công khi chuyển phôi loại 2, các chị em hãy chăm chỉ sắc nước từ củ gai tươi uống trước khi chuyển phôi tối thiểu là 3 ngày nhé. Tiếp tục uống sau chuyển phôi, và sau những dấu hiệu  chuyển phôi thành công các mẹ hãy uống liên tục trong ba tháng thai kì đầu để dưỡng thai ổn định và khỏe mạnh nhất.


    >>> Mẹ bầu nên đọc bài viết này: Chuyển Phôi - Chuẩn Bị Những Gì Để Có Thành Công Cao Nhất?


    Hướng dẫn sử dụng củ gai hỗ trợ trong chuyển phôi


    Các mẹ rửa sạch củ gai tươi rồi cắt lát mỏng. Dùng 100g củ gai tươi với 3 , 4l nước đun trong khoảng 30-40 phút. Uống trong ngày, ngày 3 lần. Lưu ý lựa chọn củ gai tươi đảm bảo chất lượng, chỉ dùng củ gai phơi khô khi không có củ gai tươi.



    Video hướng dẫn sơ chế củ gai tươi đúng cách


    Ngoài việc để củ gai tươi phát huy hết tác dụng. Các chị em hãy lưu ý chế độ dinh dưỡng và đến khám định kỳ theo lịch hướng dẫn của bác sĩ nhé.


    Chuyển phôi loại 2, loại 3 vẫn mang lại những khả năng thành công nhất định đối với các cặp vợ chồng sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Chính vì vậy, các mẹ đừng vội nản lòng, hãy tĩnh dưỡng cơ thể, cung cấp đủ  chất dinh dưỡng cần thiết để phôi thai có một môi trương phát triển khỏe mạnh nhé.



    Từ khóa tìm kiếm:

    - Phôi loại 2 có khả năng thụ thai không?

    - Phôi loại 3 có khả năng thụ thai không?

    - Phôi loại 2 có tốt không?

    - Phôi loại 3 có tốt không?