Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 2

    Hôm nay: 10

    Hôm qua: 27

    Tuần này: 2

    Tuần trước: 254

    Tháng này: 260

    Tháng trước: 1.508

    Tất cả: 1.337.529

    Khi bị thai yếu mẹ bầu sẽ có dấu hiệu gì? Mẹ bầu nên ăn gì và điều trị ra sao để (GIỮ THAI)?

    Cập nhật: 27/05/2020 02:03 - Lượt xem: 21471

    Khi đi siêu âm, rất nhiều mẹ bầu được bác sỹ chuẩn đoán là thai yếu. Điều này khiến cho các mẹ cảm thấy lo lắng bất an và bất kỳ thời điểm nào mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Chính vì điều đó, nhà thuốc Thảo Dược An Bình khuyên các mẹ nên đọc kỹ bài viết này để có kiến thức tốt nhất về bệnh lý: 


    Khi bị thai yếu mẹ bầu sẽ có dấu hiệu gì? Mẹ bầu nên ăn gì và điều trị ra sao để (GIỮ THAI)?

    Thai yếu là gì?


    Thai yếu là một khái niệm chung để mô tả các bệnh lý mà mẹ bầu mắc phải trong quá trình mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ): thai nhi quá nhỏ và phát triển chậm so với tuổi thai; kích thước túi ối nhỏ hoặc méo; xuất hiện dấu hiệu bất thường về phôi thai; hormone thai kỳ thấp, …


    thai yếu là gì


    Đây là những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm có thể khiến cho mẹ bầu bị sảy thai. Do vậy, khi được bác sỹ chuẩn đoán là bị thai nhi không được khỏecác mẹ cần phải hết sức lưu ý.

    Dấu hiệu suy thai là như thế nào?


    Để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm sảy ra đối với cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, các mẹ cần phải lưu ý những dấu hiệu sau:

    những dấu hiệu báo hiệu thai yếu


    Chảy máu âm đạo

    Trong quá trình mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng bị ra máu âm đạo (xuất hiện các vệt máu nhỏ ở quần lót). Về mặt cơ bản đây là hiện tượng máu báo thai của các mẹ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài liên tục, ra máu đỏ tươi và thể trạng của mẹ cảm thấy khó chịu thì thai nhi đang có vấn đề rất nghiêm trọng, hãy đến ngay bệnh viện ngay.


    Chảy máu âm đạo

    Mẹ cảm thấy trong người khó chịu và bị ra huyết đỏ

    Chính vì điều đó, khi gặp hiện tượng này tốt nhất các mẹ nên đi siêu âm và tham khảo lời khuyên của bác sỹ để giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn của hiện tượng động thai hoặc sảy thai ngoài ý muốn.


    Tim thai yếu hoặc không có tim thai

    Bên cạnh hiện tượng chảy máu âm đạo thì hiện tượng không có tim thaihoặc tim thai có dấu hiệu bất thường cũng là vấn đề rất nguy hiểm trong quá trình mang thai. Tim thai của bé các mẹ có thể cảm nhận rõ ràng nhất từ tuần thứ 10 trở đi.


    Tim thai yếu hoặc không có tim thai

    Siêu âm không thấy tim thai hoặc tim thai đang không bình thường

    Do vậy, trong trường hợp các phát hiện những dấu hiệu bất thường về mặt tim thai các mẹ cũng cần đi khám để tiến hành làm các thủ tục xét nghiệm và yêu âm để tìm ra lý do. Trong một số trường hợp là do em bé thay đổi vị trí nhưng cũng có những trường hợp tim thai có thay đổi bất thường là dấu hiệu của thai nhi đang có vấn đềhoặc đã bị chết lưu. Do đó các mẹ cần phải hết sức lưu ý vấn đề này.


    Đau lưng kéo dài và dữ dội

    Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ đầu gặp phải hiện tượng đau lung do kích thước của bé dần dần lớn lên và tạo áp lực lên cột sống (đối với các mẹ mang thai từ sinh đôi trở lên sẽ thấy cơn đau rõ rệt hơn).


    Dấu hiệu đau lưng kéo dài dữ dội

    Hiện tượng đau lưng kéo dài và ngày một mạnh hơn


    Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài liên tục và ngày càng đau hơn thậm chí là đau dữ dội thì có thể em bé đang gặp vấn đề. Chính vì vậy, khi gặp phải dấu hiệu đau lung dữ dội hãy dừng mọi hoạt động, tiến hành nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.


    Âm đạo tiết dịch bất thường

    Khi mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi nên thường xảy ra hiện tượng âm đạo tiết ra dịch trắng và có mùi hôi khó chịu, đây là hiện tượng bình bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra có màu vàng, hơi ngả sang màu xanh và có mùi hôi khó chịu hơn thì mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay nhé. Lúc này, tỉ lệ 90% là thai nhi đang yếu và có vấn đề rồi đó mẹ nhé.



    Âm đạo tiết dịch bất thường là dấu hiệu thai yếu - Thảo Dược An Bình

    Âm đạo bị tiết dịch bất thường và kéo dài

    Chuột rút quá mức
    Trong quá trình mang bầu, mẹ bầu thương gặp phải hiện tượng bị chuột rút khi ngủ hoặc đang nằm nghỉ ngơi giống như hiện tượng đau lưng, điều này là do lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể kém gây ra. Tuy nhiên, nếu mẹ bị chuột rút kéo dài và đau quá mức thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé (đừng chủ quan).

    Chuột rút quá mức và thường xuyên

    Chuột rút thường xuyên và kéo dài


    Chỉ số hCG xuống thấp

    Chỉ số beta hCG thể hiện quá trình phát triển của thai nhi (hCG là nội tiết do được sinh ra bởi nhau thai trong quá trình mang thai). Nếu mẹ bầu đi xét nghiệm mà thấy nồng độ hCG xuống thấp bất thường cũng là một dấu hiệu nhỏ báo hiệu mẹ bầu đang bị suy thai.


    Chỉ số beta hCG xuống thấp báo hiệu tình trạng thai yếu của mẹ bầu - Thảo Dược An Bình


    Tuy nhiên, hiện tượng này khá ít gặp nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng và hoang mang. Hãy làm theo những chỉ định từ phía bác sĩ.


    Nhau thai thay đổi vị trí

    Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ cần phải kiểm tra thường xuyên vị trí của nhau thai để đảm bảo không xuất hiện những điều bất thường như bong nhau thai hoặc tụ dịch màng nuôi, … Nếu trong trường hợp thau thai có xu hướng thay đổi vị trí hoặc nhau thai bong sớm ra khỏi tử cung thì các mẹ phải hết sức lưu ý và điều trị kịp thời.


    Nhau thai đổi vị trí bất thường là dấu hiệu của hiện tượng thai yếu - Thảo Dược An Bình


    Thai nhi phát triển chậm so với tuổi thai

    Trong y học, hiện tượng này được gọi là hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR), điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển toàn diện của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần tiến hành làm xét nghiệm chỉ số IUGR để đảm bảo không xảy ra hiện tượng nguy hiểm này.


    Hiện tượng thai nhi phát triển chậm hơn tuổi thai báo hiệu thai yếu - Thảo Dược An Bình


    Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy cơ thể bị thay đổi và xuất hiện những dấu hiệu như khó thở, chỉ số đường trong máu và nhiệt độ cao hơn bình thường thì mẹ bầu cần đi xét IUGR. Nếu cho kết quả dương tính có nghĩa là kích thước thai nhi trong bụng được phát triển chậm so với tuổi thai và đây là một dấu hiệu thai yếu rất rõ ràng.


    Bề cao tử cung

    Kích thước độ dài của bề cao tử cung là một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ phát triển bình thường của thai nhi. Trong trường hợp, bề cao tử cung không đạt chuẩn theo tuổi thai thì điều này đồng nghĩa rằng thai nhi đang có vấn đề.

    Nguyên nhân của điều này có thể là do nước ối của mẹ bầu quá ít, không trong hoặc là do hiện tượng bé bị thai ngôi mông.


    Hiện tượng ốm nghèn dừng đột ngột

    Khi mang thai, có mẹ bầu bị ốm nghén có người không. Tuy nhiên, với các mẹ có xuất hiện hiện tượng ốm nghén mà bị ngừng đột ngột (ngừng đột ngột ở đây chúng tôi muốn nói tới tức là không theo chu kỳ biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất) thì mẹ bầu cần phải theo dõi và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết và cụ thể ở đây là xét nghiệm chỉ số hCG.

    Nếu trong trường hợp nồng độ hCG xuống thấp như chúng tôi đã đề cập ở trên thì có thể là dấu hiệu cảnh báo yếu. Mẹ cần phải lưu ý hiện tượng này.

    Nguyên nhân thai yếu là gì?

    Để tìm ra nguyên nhân của bệnh lý này, mẹ bầu cần phải đến trực tiếp bác sĩ để được khám và chuẩn đoán một cách chính xác nhất bởi tùy vào dấu hiệu mà có những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thông thường nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do:

    Nguyên nhân thai yếu


    - Mẹ có tiền sử bị thai lưu, dọa sảy thai, động thai, bong nhau thai hoặc tụ dịch dưới màng nuôi, …

    - Xó tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính, nội tiết tố không đều, suy tim, …

    - Có tiền sử mắc các bệnh lý về tử cung như: viễm nhiễm tử cổ tử cung, tử cung thường xuyên bị co rút, u hoặc ung thư cổ tử cung, …

    - Mẹ bầu bị ngã hoặc chịu tác động ngoại lực quá lớn vào phần bụng hoặc các phần khác trên cơ thể.

    - Thường xuyên phải chịu áp lực về mặt tinh thần, sức khỏe dẫn tới thể trạng cơ thể bị suy nhược và yếu.

    - Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng dẫn tới hiện tượng suy nhược cơ thể.

    - Mẹ bầu bị ốm nghén, kén ăn, … khiến lượng dinh dưỡng bổ sung không đủ cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng suy thai.

    Mẹ bầu cần làm gì để giữ thai và giúp thai nhi phát triển bình thường?

    - Nghỉ ngơi hợp lý: Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm sau khi được chuẩn đoán hoặc có xuất hiện những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi đề cập ở trên chính là phải nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động, không thức khuy dậy sớm, làm việc quá sức để đảm bảo tình trạng không diễn biến dấu hơn.

    - Đi khám bác sĩ: Mẹ bầu cần tiến hành đi khám bác sĩ hoặc nếu có điều kiện hay gọi bác sĩ đến thăm khám tại nhà để bác sĩ có thể xác định chính xác vấn đề mẹ đang gặp phải có có những phác đồ điều trị tốt nhất.



    MẸ ĐỪNG CHỦ QUAN CŨNG ĐỪNG TIẾC TIỀN MÀ KHÔNG ĐI KHÁM NHÉ => SẼ VÔ CÙNG NGUY HIỂM ĐÓ!

    Sau khi ổn định sức khỏe hãy tiến hành khám định kỳ để đảm bảo theo dõi được tình trạng sức khỏe một cách chủ động và thường xuyên nhất.

    - Vận động hợp lý: Sau khi tình trạng sức khỏe ổn định, mẹ bầu có thể tiến hành vận động, tập thể dục một cách nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, tuyệt đối không được vận động mạnh và chơi các môn thể thao tốn thể lực hoặc tác động để cơ thể.


    Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

    Khi được bác sĩ chuẩn đoán là thai nhi có dấu hiệu bị suy mẹ bầu cần phải lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ hãy cố gắng ăn uống đủ chất, uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

    Tuyệt đối không ăncác loại thức ăn sống, tái hoặc các loại rau gây co bóp tử cung (rau ngót, rau sam, …), các loại mắm (trong giai đoạn này nếu ăn mắm có thể dẫn tới hiện tượng ngộ độc hoặc bị tiêu chảy) và đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.


    Khi bị thai yếu nên ăn gì và không nên ăn gì?
    Mẹ bầu cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Nên ăn gì tốt nhất để giữ thai?


    Theo các chuyên gia dinh dương, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm trong suốt giai đoạn mang thai là điều vô cùng cần thiết bởi chúng ta đều hiểu, tình trạng động thai hoặc thai nhi phát triển chậm có thể sảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

    Chính vì vậy, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của mình, tăng thêm hàm lượng các chất đạm, chất sắt, canxi, axit folic, … ăn thêm nhiều bữa phụ và bổ sung thêm các vitamin cho cơ thể:


    Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm

    Chất đạm là thoại thực phẩm có công dụng giúp phát triển các tế bào mô của nhau thai trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Có thể kể ra một vài thực phẩm chứa nhiều chất đạm như:
    - Sữa
    - Thịt cá
    - Các loại đậu đỗ


    Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm

    Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Thịt, cá, trứng, ....


    Theo các chuyên gia dinh dưỡng: “Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho mẹ và bé, các mẹ nên ăn mỗi từ khoảng từ 50 – 100gram thịt các loại, ăn từ 100 – 180gram đậu và nên uống khoảng 150 – 350ml sữa mỗi ngày. Tất cả điều này có nghĩa là một ngày mẹ cần lượng đạm nằm trong khoảng từ 10 – 18gram.


    Bổ sung chất sắt

    Sắt là chất liên quan trực tiếp đến lượng máu trong cơ thể. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu sẽ dẫn tới bé bị thiếu máu làm giảm khả năng phát triển và đặc biệt là hiện tượng giảm co bóp tử cung khi chuyển dạ.

    Do vậy mẹ bầu cần thể bổ sung đầy đủ hàm lượng sắt vào cơ thể để đảm bảo không bị xảy ra tình trạng thiếu máu. Các mẹ có thể bổ sung thông qua việc ăn các thực phẩm như thịt, tim, gan, các loại hạt. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung thêm lượng sắt bằng cách uống vitamin tổng hợp có hàm lượng sắt.

    Theo các chuyên gia khuyến cáo thì một ngày mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu khoảng 15mg sắt cho cơ thể.


    Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt

    Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt: các loại gạt, gan động vật, ...


    Bổ sung canxi

    Bên cạnh đạm và sắt thì việc bổ sung canxi cũng rất quan trọng để giúp bổ sung đầy đủ canxi cho bé giúp hệ thống xương và răng vững chắc. Bên cạnh đó, canxi cũng giúp tăng khả năng hoạt động của bộ não của mẹ (rất nhiều mẹ đẻ xong thường hay than là hay bị quên).

    Các mẹ có thể tìm thấy canxi thông qua việc ăn các loại thực phẩm như tôm, cá, trứng, ăn các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương và uống tầm 150 – 350ml sữa như chúng tôi đã giới thiệu ở trên.


    Bổ sung axit Folic

    Axit Folic là hợp chất rất quan trọng trong mẹ bầu trong suốt quá trình thai kỳ, việc bổ sung hợp chất này có công dụng làm giảm nguy cơ bị dị tất ống dây thần kinh bẩm sinh và một loạt những bệnh lý nguy hiểm khác.

    Mẹ bầu có thể bổ sung Axit Folic thông qua các loại thực phẩm có màu xanh như: rau cải xanh, cải bó xôi, rau muống, các loại hạt và súp lơ xanh, … Ngoài ra, Axit Folic cũng có lượng nhỏ nằm trong thịt gia cầm và trong tim – gan của động vật.


    Bổ sung thực phẩm giàu Axit Folic

    Nhóm thực phẩm giàu Axit Folic


    Bổ sung các loại vitamin D và C

    - Vitamin D đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung vitamin này vào cơ thể bằng cách tắm nắng vào buổi sáng sớm tầm 10 – 30 phút mỗi ngày để hấp thụ và giải phóng tiền tố vitamin D. Điều này giúp hình thành hệ thống khung xương của cả mẹ và bé tốt hơn.

    - Việc bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cả mẹ và bé tốt hơn, qua đó giảm tình trạng thiếu máu và đặc biệt là giúp nhau thai bám chắc hơn vào thành tử cung. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, …


    Tinh bột

    Việc bổ sung tinh bột là điều vô cùng cần thiết để có đủ năng lượng cho các mẹ hoạt động hàng ngay. Các mẹ có thể bổ sung tinh bột thông qua cơm, bún, bánh mỳ. Tuy nhiên các mẹ nên cân nhắc đảm ăn lượng tinh bột vừa đủ tránh để tình trạng béo phì, …


    Uống nước củ gai

    Bên cạnh việc có một chế độ dinh dưỡng cho hợp lý thì mẹ bầu nên kết hợp uống thêm bài thuốc đông y từ thảo dược củ gai tươi. Trong đông y, thảo dược này được coi là vị cứu tinh cho các mẹ bầu bị suy thai (động thai, dọa sảy, bong nhau thai, túi thai méo, …)

    Củ gai tươi có đặc tính nổi bật là có vị ngọt đắng, có tính hàn, không độc, chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm và cầm máu rất tuyệt vời. Do vậy, đây là loại thảo dược rất tuyệt vời dành cho các mẹ bầu được chuẩn đoán là tim thai yếu, không có tim thai hoặc tình trạng phát triển của thai nhi không ổn định.


    Thảo dược củ gai tươi
    Hình ảnh củ gai tươi được đào tại vườn thảo dược An Bình



    Hiện nay, không chỉ các bác sỹ chuyên về đông y mà ngay cả các bác sỹ chuyên về Tây Y cũng khuyên các mẹ bầu nên sử dụng bài thuốc tới từ thảo dược củ gai an thai kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để giúp thể trạng của mẹ bầu nhanh chóng trở lại trang thái bình thường.


    >>> Các mẹ nên đọc bài viếtCủ gai tươi - (VỊ CỨU TINH) chữa động thai và dọa sảy cho mẹ bầu



    Cách sắc nước củ gai tươi:

    - Bước 1: Lấy khoảng 150 – 200g củ gai đem đi rửa rạch và dùng đánh xoong để cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài.

    - Bước 2: Thái lát mỏng củ gai với kích thước khoảng 1,5cm.

    - Bước 3: Cho củ gai vào ấm sắc thuốc sau đó cho 1 lít nước sạch vào đun trong khoảng từ 30  - 45 phút rồi tắt bếp rồi để nguội và sử dụng.

    Nước củ gai tươi đã sắc
    Hình ảnh bát nước củ gai có màu nâu hoặc vàng nhạt


    Cách sử dụng:

    - Đối với mẹ bầu đang bị tình trạng thai nhi có vấn đề thì 1 ngày sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi lần khoảng 150ml và sử dụng liên tục trong từ 2 – 5 ngày để ổn định tình trạng sức khỏe. Sau khi đã ổn định mẹ giảm dần liều lượng uống còn 1 ngày 1 cốc 150ml và có thể uống liên tục trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ có công dụng an thai vô cùng tuyệt vời.

    - Đối với mẹ bầu có nhu cầu an thai thì có thể uống 1 ngày 1 cốc 150ml và liên tục trong 3 tháng đầu của thai kỳ như chúng tôi vừa đề cập ở trên.

    Ngoài ra, để đảm bảo mua được củ gai tươi chất lượng cũng như được tư vấn chi tiết nhất về cách sử dụng củ gai tươi mẹ bầu NÊN liên hệ đến nhà thuốc Thảo Dược An Bình. Dược sĩ Mai Hoa của nhà thuốc sẽ trực tiếp tư vấn phù hợp nhất với tình trạng của các mẹ. Liên hệ hotline: 037.739.2206

    Không nên ăn gì?


    Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ bầu cần tuyệt đối kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

    Thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín có nguồn gốc từ động vật

    Mẹ bầu cần phải tuyệt đối tránh không ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín có nguồn gốc từ động vật như: thịt bò tái, gỏi, hải sản sống, … vì có thể chứa các loại vi khuẩn, virus kí sinh gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, … => RẤT NGUY HIỂM.


    Không ăn thực phẩm tái chín hoặc gỏi
    Không ăn gỏi hoặc thực phẩm tái chín


    Rau mầm sống

    Theo tổ chức FDA của Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn các loại rau mầm sống (cỏ ba lá, củ cải, rau giá, cỏ ba lá) vì ở trạng thái này nếu rau sẽ chứa vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng lớn. (Trừ trường hợp các loại rau này đã được nấu chín thì mẹ bầu có thể sử dụng).

    Không nên ăn rau mầm sống khi bị thai yếu

    Không nên ăn các loại rau mầm sống


    Một vài loại cá và hải sản

    Trong quá trình mang thai, việc bổ sung hải sản (cá hồi, cá ngừ trắng, …) sẽ giúp tăng cường lượng DHA và Canxi cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý tuyệt đối tránh các loại cá và hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá mập, cá kình, cá thu, …) vì chúng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ.


    Thai yếu không nên ăn hải sản chứa thùy ngân

    Không nên ăn các món hải sản có chứa thủy ngân


    Chất kích thích

    Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng các loại chất kích thước như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, … vì tất cả những thứ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của bé và đặc biệt là sẽ tăng khả năng bị sảy thai hoặc sinh non.

    Không sử dụng chất kích thước


    Không nên sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai

    Như vậy, nhà thuốc Thảo dược An Bình đã chia sẻ đến các mẹ toàn bộ những kiến thức liên quan đến vấn đề suy thai cũng như những điều mẹ cần làm để khắc phục tình trạng này nhằm giúp giữ thai hiệu quả nhất. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong giai đoạn này.

    Mọi thông tin tư vấn thêm về tình trạng này cũng như tư vấn về bài thuốc điều trị thai yếu từ củ gai tươi An Bình vui lòng liên hệ dược sĩ Mai Hoa theo số điện thoại 037.739.2206 hoặc các mẹ có thể đến trực tiếp các trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên khoa dành cho mẹ bầu để nhận được sự tư vấn tốt nhất về hiện tượng này.


    Chúc các mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh!

    Tác giả: Dược Sĩ Mai Hoa