Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 1

    Hôm nay: 69

    Hôm qua: 139

    Tuần này: 582

    Tuần trước: 984

    Tháng này: 3.723

    Tháng trước: 2.522

    Tất cả: 1.327.219

    Bóc tách túi thai nhưng không ra máu (MẸ BẦU CẦN HIỂU RÕ)?

    Cập nhật: 18/02/2019 02:13 - Lượt xem: 26885

    Thời gian gần đây, nhà thuốc An Bình nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị "bóc tách túi thai nhưng không ra máu". Nhằm giúp các mẹ có kiến thức chính xác và rõ ràng nhất về điều này, hãy cùng các bác sỹ của chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé.


    Bóc tách túi thai nhưng không ra máu (THỰC HƯ CÂU CHUYỆN)

    Hình ảnh mẹ bầu đi siêu âm định kỳ

    Thực hư câu chuyện bóc tách túi thai nhưng không ra máu?


    Bóc tách túi thai là một biến chứng xảy ra trong khoảng ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này thường được phát hiện thông qua siêu âm. Tuy nhiên vào thời gian này, do thai còn quá nhỏ nên một số cơ sở siêu âm đã có kết luận không chính xác về bóc tách túi thai.

    Dấu hiệu cơ bản nhất của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Khi có dấu hiệu này, thai phụ đi siêu âm sẽ phát hiện ra khối máu tụ nằm phía sau nhau thai. Đây mới thực sự là túi thai bị bóc tách và báo hiệu tình trạng động thai hoặc dọa sảy thai. Còn trường hợp mà thai phụ không ra máu âm đạo nhưng được chẩn đoán bị bóc tách túi thai là không chính xác.

    >>> Tóm lại, ra máu là một dấu hiệu gần như không thể thiếu như mẹ bầu mắc phải hiện tượng bóc túi thai. Trong trường hợp mẹ bầu đi siêu âm mà bác sĩ chuẩn đoán là bị bóc tách túi thai nhưng không ra máu thì mẹ nên đến trung tâm y tế khác để khám để chuẩn đoán thêm.

    Thông thường, trong những tuần đầu, thai nhi còn quá nhỏ nên chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung, do đó khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách.

    Nhiều người cho rằng túi thai bị bóc tách là do thai phụ vận động mạnh nhưng điều này không đúng. Có nhiều trường hợp thai đang sống, nhau thai phát triển tốt nhưng vẫn xảy ra hiện tượng bóc tách và dẫn đến sẩy thai. Nguyên nhân bóc tách có thể đến từ việc thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ.

    Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết sau đó bị đẩy ra khỏi tử cung. Khi tỷ lệ bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai.

    ►► Có thể mẹ bầu quan tâm: Bóc tách túi thai 50% nên làm gì là tốt nhất?


    Do vậy, khi phát hiện bị chảy máu âm đạo dù rất ít, thai phụ nên đến khám ở chuyên khoa sản phụ sớm. Như thế, bạn sẽ tránh được nguy cơ diện tích bị bóc tách ngày càng rộng, dẫn đến sảy thai.

    Khi không may rơi vào trường hợp này, nếu tỷ lệ bóc tách ít và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao. Trong khi điều trị, người mẹ cần nghỉ ngơi tuyệt đối và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    Khi phát hiện xuất huyết âm đạo, mẹ bầu cần đi gặp bác sỹ ngay

    Khi phát hiện ra hiện tượng xuất huyết âm đạo, mẹ bầu cần đi gặp bác sỹ ngay để theo dõi tình hình


    Tuy nhiên, không phải trường hợp bóc tách túi thai nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách sau vài ngày thì thai chết. Do đó, mẹ bầu nên đề nghị bác sĩ khám kỹ và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai lưu.

    Sau khi điều trị, thai phụ nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng việc nghỉ ngơi, uống thuốc không đảm bảo 100% tình trạng bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Do đó, bạn cũng cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ hơn.

    Mong rằng những chia sẻ trên đây của Nhà thuốc An Bình giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng bóc tách túi thai, tránh hiểu lầm trường hợp bóc tách túi thai nhưng không ra máu gây hoang mang trong quá trình an thai, dưỡng thai của mình.