Tin mới nhất

    Thống kê truy cập

    Online: 1

    Hôm nay: 58

    Hôm qua: 137

    Tuần này: 649

    Tuần trước: 1.059

    Tháng này: 2.812

    Tháng trước: 2.522

    Tất cả: 1.326.308

    Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 - (MẸ BẦU NÊN XỬ LÝ RA SAO?)

    Cập nhật: 17/02/2019 03:13 - Lượt xem: 38322

    Đến tháng thứ 5, thai nhi hầu như đã phát triển khá ổn định, tạm thời mẹ bầu sẽ ít phải đối mặt với những nguy cơ dọa sảy hay động thai. Tuy nhiên không ít người lại bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 khiến tâm trạng không khỏi bồn chồn, lo lắng. Vậy những triệu chứng đau bụng ở giai đoạn này có nguy hiểm gì với mẹ và bé? Nguyên nhân là do đâu? Và mẹ bầu nên làm thế nào để có biện pháp xử lý tốt nhất? Hãy cùng nhà thuốc An Bình tham khảo ngay bài viết sau nhé.

    Đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5 - những nguy hiểm không thể lường trước


    Khi đến tháng thứ 5 thai kỳ hầu như đã bám chắc vào tử cung, tim thai và trí não cũng đang dần phát triển. Lúc này mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào hoặc chấm dứt những cơn ốm nghén, việc ăn uống trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt những hiện tượng như động thai, dọa sảy, bong màng nhau nuôi… sẽ ít có nguy cơ xảy ra.
    Hình thai thai nhi tháng thứ 5 trong bụng mẹ

    Hình ảnh minh họa: Thai nhi được 5 tháng tuổi

    Cùng theo thống kê, chỉ có khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai muộn (sau 3 tháng mang thai). Do đó mẹ bầu có thể đi lại vận động bình thường. 

    Nhưng cũng chính vì vậy mà khi bị đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần đến siêu âm xét nghiệm ngay. Bởi dù chỉ là những dấu hiệu nho nhỏ nhưng cũng có thể là hiểm họa không lường đe dọa đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.


    Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 - Mẹ bầu phải làm sao?


    Bị bong nhau thai:

    Những cơn đau sẽ thường xuất phát từ dưới bên phải. Triệu chứng đau lâm râm. Sau đó sẽ ngày một rõ rệt. Nặng nhất sẽ dẫn đến chảy máu ở vùng kín. Ban đầu là giọt máu hồng nhạt lâu dần có thể nhiều hơn, xuất hiện cục máu đông, máu màu nâu sẫm.

    Bong nhau thai dẫn tới đau bụng ở tháng thứ 5 của thai kỳ

    Hình ảnh minh họa nhau thai bị bong


    Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhật cho thấy mẹ đang đứng trước nguy cơ sảy thai. hoặc dọa sảy do bong nhau thai đấy nhé.

    Bị sảy thai:

    Cũng có nhiều trường hợp mẹ bị đau lâm râm nhưng không ra máu, 2 - 3 ngày từ khỏi nên thường không chú ý lắm. Sau đó cơn đau lại đột ngột xuất hiện một cách dữ dội hơn gấp nhiều lần và biến mất nhanh chóng thì nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai cao đến 70 - 75%.

    Rất có thể nhau thai bị bóc tách khỏi nội mạc thành tử cung và bị đẩy ra ngoài tử cung nên mẹ sẽ chuyển từ đau bụng dưới bên phải sang đau dữ dội sau đó thì biến mất vì thai nhi đã bị đẩy ra ngoài.


    Viêm ruột thừa khi mang thai:

    Nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu bị viêm ruột thừa. 

    Hiện tượng đau bụng bên phải sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao (thường từ 38 độ C trở lên, sốt liên tục), mạch đập nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, cơ thể mệt mỏi, thiếu nước… 

    Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai là khá thấp nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Biện pháp tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và có những chẩn đoán chính xác để kịp thời có phác đồ điều trị dứt điểm.


    Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ bầu:

    Nhiễm trùng đường tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan đặc biệt là ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo cảm giác căng tức lồng ngực, khó thở, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu có cảm giác bỏng rát…

    Nguyên nhân khiến đau bụng khi mang thai tháng thứ 5


    Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 5 có nhiều nguyên nhân. Trong đó đáng lo ngại và có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất xuất phát từ các nguyên nhân sau:

    Dây chằng tròn căng:

    Ở tháng thứ 5 thai nhi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt. Lúc này các cơ bụng của mẹ cũng phải dãn ra để dành không gian cho em bé. Các khớp xương đồng thời cũng bị kéo căng dẫn đến hiện tượng đau lâm râm.

    Khi chị em đột ngột thay đổi tư thế cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nhưng chỉ kéo dài vài phút sau đó sẽ tự biến mất nên chị em không phải quá lo lắng.


    Do hiện tượng táo bón thai kỳ:

    Táo bón trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơ đau ở bụng dưới bên phải. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tử cung căng tròn chèn ép đường ruột khiến ruột bị giảm chức năng chuyển hóa làm cho mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hơn.

    Đã từng sinh mổ, khoảng cách sinh quá ngắn:

    Trước đó bạn đã từng sinh mổ và khoảng cách giữa lần sinh trước với thai kỳ này cách nhau chưa quá 2  - 3 năm cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng ở tháng thứ 5. Lúc này tử cung phát triển, co bóp khiến các đường khâu cũ hay vết mổ cũ bị căng ra, gây cảm giác đau nhói. 

    Do đó nếu bạn sinh mổ ở lần đầu tiên thì ít nhất nên cách khoảng 5 - 6 năm mới có đứa thứ 2 để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. 


    Tâm lý khi mang thai:

    Các mẹ lần đầu tiên mang thai thường sẽ bị chi phối rất nhiều bởi tâm lý. Đó là rất nhiều những lo lắng trong, sau khi sinh. 

    Ngay cả lúc bình thường những cảm xúc hồi hộp bồn chồn, lo lắng cũng đã làm ta có cảm giác đau đau tức tức phần bụng và lồng ngực. Thì đối với những bà mẹ lần đầu mang bầu, cảm giác này sẽ rõ rệt hơn rất nhiều. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó mẹ nên có tâm lý thoải mái, nên sẻ chia với chồng để giảm bớt căng thẳng, lo âu. 


    Mẹ bầu mắc một số bệnh:

    Những bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa, viêm tắc ruột thừa, viêm tụy… cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau bụng của mẹ bầu ở tháng thứ 5 khi mang thai.

    Bong nhau thai:

    Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn.

    Trong quá trình mẹ vận đồng mạnh, mang vác đồ nặng… sẽ làm nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung. Lúc này mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là không tránh khỏi

    Đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất


    Đi khám bác sỹ

    Dù đau bụng do bất cứ nguyên nhân nào thì ngay khi có triệu chứng, việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để siêu âm, khám và kịp thời điều trị để tránh trường hợp xấu xảy ra.

    Mẹ bầu bị đau bụng ở tháng thứ 5 cần đi gặp bác sỹ

    Mẹ bầu nên đi gặp bác sỹ để được khám chữa cẩn thận nhất

    Trong suốt quá trình mang thai, các chị em luôn luôn phải có tâm lý thoải mái. Cần có sự sẻ chia giữa vợ và chồng để giảm bớt những lo âu căng thẳng. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, đồng thời con có thể bị dị tật khi sinh.


    Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

    Chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng là điều hết sức cần thiết đối với mẹ bầu trong giai đoạn này. Mẹ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, chất khoáng, các nhóm vitamin, để hệ miễn dịch tốt hơn, đẩy lùi mọi nguy cơ bệnh tật.

    Trong thực đơn của mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả, nước ép hoa quả, rau xanh để cung cấp chất xơ phòng tránh hiệu quả nguy cơ bị táo bón.


    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

    Ngoài ra mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nguy cơ viêm nhiễm hay mắc một số bệnh phụ khoa. Bởi đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.

    Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo nho nhỏ để trị tức thời cơn đau:

    Khi đau bên phải, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, chân gác cao lên.

    Dùng túi sưởi ấm để chườm lên phần bụng bị đau, massage bụng nhẹ nhàng

    Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc báo

    Tắm với nước ấm để thả lỏng cơ thể

    Nhờ chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng để quên đi cảm giác đau bụng.


    Sử dụng bài thuốc từ củ gai để điều trị bong nhau thai ở tháng thứ 5

    Bong nhau thai là nguyên nhân nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong thai nhi lên đến 30 - 60 %, do đó cần có phác đồ điều trị hiệu quả từ bác sĩ. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai thường chúng ta phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây để không ảnh hưởng đến trẻ. Do đó các chuyên gia tại nhà thuốc An Bình khuyên mẹ bầu nên dùng củ gai tươi chữa đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.

    Uống củ gai tươi giúp điều trị đau bụng ở tháng thứ 5

    Hình ảnh minh họa: Củ gai tươi mới được bác sỹ tại nhà thuốc An Bình đào lên


    Củ gai có chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic giúp nội mạc thành tử cung dày hơn, thai nhi bám chắc hơn, phát triển khỏe mạnh hơn. 

    Đồng thời củ gai có khả năng cầm máu rất tốt nên khi xuất hiện máu ở âm đạo thì cũng nên sử dụng.

    Tuy nhiên để tránh tình trạng bong nhau khi thai nhi đã phát triển đến tháng thứ 5 thì lời khuyên tốt nhất cho các mẹ là nên sử dụng nước từ củ gai tươi ngay khi có thai và trong suốt quá trình mang thai vừa để tránh các trường hợp không mong muốn, vừa giúp thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh, thông minh.

    Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non ở mẹ bầu. Biết được nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp mẹ tích lũy được những kiến thức tốt nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Để được tư vấn hỗ trợ phương pháp điều trị tốt nhất từ củ gai tươi, các mẹ hãy gọi cho nhà thuốc An Bình theo hotline: 037. 739. 2206
    .